Cách bắt các loại ong mật về nuôi

Nuôi ong mật là công việc có thể đem lại nguồn thu nhập tốt và ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, để không mất nhiều công sức và chi phí, người nông dân cần biết cách bắt các loại ong mật về nuôi đúng. Hãy cùng tìm hiểu một số loài ong mật và cách bắt từng loài ong mật qua bài viết dưới đây.

Cách bắt các loại ong mật về nuôi cần lưu ý những gì

Nuôi ong mật là một hoạt động thú vị và có thể cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho bạn. Tuy nhiên, việc bắt các loại ong mật để nuôi cần được thực hiện cẩn thận và có kế hoạch để đảm bảo an toàn cho bạn và các loài ong.

Cách bắt các loại ong mật về nuôi
Cách bắt các loại ong mật về nuôi cần lưu ý những gì

Dưới đây là một số bước cơ bản để bắt các loại ong mật:

  1. Tìm kiếm tổ ong: Bạn có thể tìm kiếm tổ ong trên các cây, dưới mái hiên hoặc trong các khu vực bỏ hoang. Hãy tìm kiếm vào mùa xuân hoặc mùa hè, khi ong đang hoạt động nhiều nhất.
  2. Chuẩn bị đồ dùng: Trang phục bảo hộ như mũ bảo hộ, áo choàng và găng tay cần được sử dụng để bảo vệ bạn khỏi các vết chích của ong. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một chum mật hoặc hộp ong để bắt ong.
  3. Bắt ong: Đặt chum mật hoặc hộp ong gần tổ ong và đợi cho đến khi ong bắt đầu bay ra khỏi tổ vào buổi sáng. Sau đó, bạn có thể đặt chum mật hoặc hộp ong vào vị trí tổ cũ để bắt ong.
  4. Đưa ong về nơi nuôi: Sau khi bắt được ong, bạn cần đưa chúng về nơi nuôi. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị một tổ ong cho chúng và đặt tổ ong ở một vị trí mát mẻ và an toàn.
  5. Nuôi ong: Khi bạn đã đưa ong về nơi nuôi, hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ nước và thức ăn cho chúng. Bạn có thể cho chúng ăn mật ong hoặc đường.

Lưu ý rằng việc bắt ong mật và nuôi chúng đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm, do đó, nếu bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia nuôi ong để đảm bảo an toàn cho bạn và ong.

Tùy theo mỗi loại ong và đặc điểm cư trú của đàn ong thì cách bắt ong mật về nuôi cũng khác nhau. Cụ thể một số cách phổ biến là:

Cách bắt ong trong hốc đá, hốc cây về nuôi 

Ong mật trong tự nhiên thường sinh sống trong các hốc cây, hốc đá. Bạn có thể tìm kiếm và nghiên cứu cách bắt ong chúa về nuôi. Để bắt ong chúa và đàn ong mật trong hốc cây, hốc đá, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Cách bắt ong trong hốc đá, hốc cây về nuôi 
Cách bắt ong trong hốc đá, hốc cây về nuôi
  • Khi phát hiện vị trí tổ ong, dùng rìu hoặc búa để mở rộng cửa tổ ong.
  • Sau đó, dùng khói phun nhẹ vào bên trong tổ, ong sẽ dạt về một góc.
  • Tiếp theo, cắt bánh tổ và bốc ong vào áo, khăn hoặc sử dụng mũ lưới.
  • Có thể dụng đất ẩm để trát và bịt kín các cửa tổ và khe hở của tổ ong để ong tuôn ra nếu tổ ong nằm quá sâu trong hốc.Sau đó, bắt ong bằng cách hứng nón.
  • Khi mang bánh tổ về nhà, rũ ong vào 1 cái thùng có kích thước phù hợp với số lượng ong.
  • Cắt bớt phần mật của bánh tổ, buộc phần con vào khung cầu dây thép hoặc vào 1 thanh xà. Cho ong ăn thêm vào buổi tối.
  • Sau 3 ngày kiểm tra lại thùng ong. Nếu ong đã gắn bánh tổ vào khung hoặc thanh xà thì bỏ phần dây buộc trước đó đi và nuôi ong.

Một điều cần chú ý khi bắt ong mật về nuôi là bạn nên bắt từng đàn ong một. Khi đàn ong vừa bắt đã sinh sống ổn định mới tiếp tục bắt 1 đàn khác về nuôi.

Cách bắt đàn ong mật đang bay

Các bước để bắt đàn ong mật đang bay như sau:

  • Nếu bạn thấy một đàn ong mật bay thấp qua, bạn có thể bắt chúng bằng các tung  đất cát, té nước hoặc ném quần áo vào đàn ong để chúng bay thấp xuống và đậu vào cành cây nào đó. 
  • Khi đó,chỉ cần bắt ong vào nón chuyên dụng rồi để trong chỗ tối.
  • Chuẩn bị và vệ sinh 1 thùng chứa, 1 ván ngăn và một cầu bánh tổ mới. Cầu bánh tổ này cần chứa đủ phấn, mật để ong sinh sống.
  • Sau khi cho ong vào thùng và ong đã sinh sống ổn định, đặt thùng ong tại vị trí thích hợp và cho ong ăn thêm.

Cách bắt ong chúa về nuôi

Ong chúa có cấu tạo cơ thể khác một chút so với các loại ong khác khi ngòi của chúng là cơ quan sinh sản, chỉ để đẻ trứng chứ không đốt được. Vì thế nên ong chúa sẽ không đốt và bị chết khi đốt người. Cách bắt ong chúa về nuôi như sau:

Cách bắt ong chúa về nuôi
Cách bắt ong chúa về nuôi
  • Nắm 1 bên hoặc cả 2 bên cánh của ong chúa để bắt chúng.
  • Lưu ý không nắm chân, đầu hay bụng ong chúa vì những bộ phận này rất dễ làm ong chúa bị tổn thương và không còn khả năng sinh sản.
  • Bụng ong chúa là nơi chứa buồng trứng, nếu bị ảnh hưởng sẽ có thể khiến ong chúa bị chết khi sảy thai hoặc không có khả năng sinh sản. Từ đó ảnh hưởng đến cả đàn ong mật.

Cách bắt ong dú về nuôi 

Ong dú là loài ong khá hiếm và không có ngòi đốt, mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người nông dân. Tuy nhiên, để bắt ong dú về nuôi, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Cách tìm tổ ong dú: Ong dú thường làm tổ trong các bọng cây, hốc cây rỗng trong rừng.
  • Có thể bắt ong dú bằng cách đặt tổ bẫy. Dựa vào các tập tính sinh sống của ong dú, bạn hãy đặt thùng bẫy ong ở vị trí dưới tán cây lớn để thu hút ong dú về nhanh hơn.
  • Sau khi bắt được ong dú về, nuôi ong trong các thùng gỗ, đặt dưới những tán cây lớn, vạt cỏ dại hoặc những nơi có bóng mát.

Cách lấy mật ong dú

Cách lấy mật ong dú có nhiều điểm tương đồng với lấy mật ong thông thường. Cụ thể như sau:

Cách lấy mật ong dú
Cách lấy mật ong dú
  • Đầu tiên, dùng dao để cắt dọc bầu mật, tách bầu mật ra khỏi cây và cho vào rá. Chú ý không nên cắt sát bầu mật vì đây là vị trí chứa phấn hoa của ong. Nếu lấy mật lẫn với phấn hoa thì mật sẽ bị chua và lên men nhanh hơn, khiến chất lượng mật ong giảm sút.
  • Sau đó, lấy muôi hoặc muỗng sát để ép mật ong chảy ra khỏi bầu mật. Có thể vắt, ép hết mật chảy khỏi sáp bằng cách đeo găng tay và thực hiện ép, vắt.
  • Phần mật sau khi thu được rót vào hũ, chai thuỷ tinh và bảo quản tại nơi thoáng mát.

Cách bắt ong khoái về nuôi

Ong khoái là loài ong mật thường làm tổ trên những thân cây to trong rừng, những cây này thường gần nguồn nước suối và có nhiều cây, cỏ xung quanh, khu rừng cafe. Các bước tìm tổ ong khoái và bắt ong khoái về nuôi như sau:

  • Để tìm tổ ong khoái, người thợ khi đi rừng cần chú ý quan sát tìm kiếm chú ong đang hút mật ví dụ như khu rừng hoa cà phê. Nếu có, tiếp tục đến khe suối gần đó, nếu thấy có những chú ong đang hút nước suối thì đi theo hướng bay của ong là tìm thấy tổ mật ong khoái.
  • Sau khi đã tìm được tổ ong khoái, người thợ có thể đánh giá bọng mật trên tổ đang non hay già, có nhiều mật không và bọng mật đã thu hoạch được chưa.
  • Cách bắt ong khoái về nuôi tương tự như cách bắt ong mật ở trên, bạn cần chú ý vị trí và kích thước thùng gỗ để nuôi ong cho phù hợp. Cần đặt thùng gỗ ở nơi thoáng mát, dưới các tán cây to.
  • Cách nuôi ong khoái cũng giống với nuôi các loại ong mật khác. Bạn cần chú ý vị trí để thùng ong sao cho gần nguồn nước, có các loài hoa cỏ xung quanh để tiện cho ong đi lấy mật và lấy nước.

Cách bắt ong ruồi về nuôi

Ong ruồi có tập tính làm tổ lộ thiên giống với ong khoái. Người thợ có thể tìm kiếm tổ mật ong ruồi trên các thân cây trong rừng. Điểm khác biệt nằm ở kích thước khi tổ ong ruồi khá nhỏ so với các loại tổ ong mật khác. Bạn có thể tham khảo cách bắt ong ruồi về nuôi bằng việc sử dụng hánh ong. Các bước thực hiện như sau:

Cách bắt ong ruồi về nuôi
Cách bắt ong ruồi về nuôi
  • Đặt thùng hoặc đõ ong tại các vị trí thích hợp để ong về làm tổ
  • Vệ sinh sạch sẽ thùng, đõ ong. Đun sáp ong đổ vào trong đõ để toả ra hương thơm thu hút ong ruồi.
  • Treo đõ dưới các gốc cây to trong rừng hoặc trong các vách đá, sau khi ong đã vào đõ 1 thời gian thì đem đõ ong về nhà nuôi.

Trên đây là một số cách bắt các loại ong mật về nuôi được Mật ong Đắk Lắk chia sẻ. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã nắm được các bước bắt ong rừng đúng cách để nuôi ong hiệu quả, đem lại nguồn mật chất lượng, tạo thêm thu nhập về kinh tế cho gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *