Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp con yêu loại bỏ lượng sữa còn thừa trên nướu, tránh được các bệnh về răng miệng ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay dù xã hội đã phát triển nhưng nhiều bà mẹ vẫn áp dụng phương pháp truyền miệng rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ khiến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra. Vậy rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào cho đúng cách? Tác hại của mật ong với trẻ sơ sinh là gì? Các mẹ hãy tìm hiểu qua một số thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Trẻ sơ sinh rơ lưỡi bằng gì
Sử dụng gạc rơ lưỡi
Theo lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa, ba mẹ nên sử dụng loại gạc rơ lưỡi để vệ sinh miệng cho bé vì nó chứa đủ dược chất ngăn ngừa vi khuẩn, nấm trong miệng và trên lưỡi của bé. Đồng thời hạn chế các bệnh về răng miệng như tưa lưỡi, nấm lưỡi, sưng nướu răng, giúp bé ăn ngon miệng hơn, tạo điều kiện cho bé mọc răng khỏe mạnh sau này.
Trên thực tế hiện nay các bà mẹ đa số đã chuẩn bị những hộp gạc rơ lưỡi có sẵn các tinh chất tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn tốt có bán tại các chuỗi cửa hàng mẹ và bé bởi sự tiện dụng và an toàn cho bé. Vì vậy cách rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ bỉm sữa.
Dùng rau ngót để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Việc rơ lưỡi bằng rau ngót là một mẹo phổ biến trong dân gian, nước rau ngót giúp loại bỏ mảng bám sữa trên lưỡi hiệu quả. Để rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Đầu tiên mẹ chọn rau sạch đảm bảo không sử dụng thuốc trừ sâu hay các hóa chất độc hại. Sau đó rửa sạch và ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn bám xung quanh và rửa lại bằng nước sạch một lần nữa. Cho rau ngót vào luộc chín và lọc lấy phần nước rau hoặc có thể giã nhuyễn, cho vào vải thưa để vắt lấy nước. Đợi khi phần nước nguội là có thể dùng để rơ lưỡi cho trẻ tương tự như cách dùng nước muối sinh lý . Cách này chỉ dùng cho trẻ trên 5 tháng tuổi, vì nước rau ngót có thể gây kích thích đường ruột.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng trà xanh
Một trong những giải pháp rơ lưỡi an toàn được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng đó chính là trà xanh. Tinh chất từ lá trà xanh có tác dụng khử trùng và sát khuẩn hiệu quả. Do đó, đây là một loại nguyên liệu hữu dụng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.
Để rơ lưỡi cho trẻ bằng trà xanh mẹ chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh không bị dập nát, sâu hay héo úa. Đem rửa sạch lá trà xanh rồi cho vào nồi nước và thêm một ít muối cho đến khi sôi thì tắt bếp và chờ nước nguội để sử dụng. Có thể dùng nước trà xanh rơ lưỡi cho trẻ hằng ngày, lưu ý chỉ sử dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
Dùng nước lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ
Hẹ lá là một trong những loại cây lành tính thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh nấm, nhiễm khuẩn khoang miệng của bé. Vì có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, kháng nấm rất hiệu quả nên rơ lưỡi bằng lá hẹ được áp dụng khá nhiều trong dân gian. Cách làm nước lá hẹ cũng rất đơn giản như sau:
Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Đun sôi 300ml nước rồi cho lá hẹ vào khoảng 1 phút rồi tắt bếp. Vớt hẹ ra và xay nhuyễn vắt lấy phần nước để rơ lưỡi cho trẻ. Thực hiện cách này 3 – 4 lần/ tuần và áp dụng cho trẻ 5 tháng tuổi trở lên.
Tác hại của mật ong với trẻ sơ sinh
Đầu tiên, chúng ta không thể phủ nhận những công dụng của mật ong nguyên chất đối với sức khỏe và sắc đẹp mà nó mang lại. Tuy nhiên, mật ong chỉ phát huy tác dụng theo chiều hướng tích cực khi biết sử dụng đúng cách, đúng đối tượng, đặc biệt ở trẻ nhỏ càng không được sử dụng mật ong một cách tùy tiện.
Nhiều mẹ rơ lưỡi bằng mạt ong cho trẻ sơ sinh vì nghĩ mật ong an toàn và có khả năng kháng khuẩn. Tuy nhiên, cách rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng mật ong là cách làm sai lầm vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Trong mật ong chứa độc tố clostridium botulinum và các bào tử. Các thành phần có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh cơ và liệt, thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi) có nguy cơ ngộ độc cao với độc tố này, vì vậy, mẹ không nên rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ mà tốt nhất nên dùng gạc rơ lưỡi vô trùng.
Cách rơ lưỡi cho trẻ
- Trước khi làm vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ sơ sinh, bạn hãy rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý hoặc bạn có thể dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.
- Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Lấy miếng vải hoặc gạc rơ lưỡi quấn xung quanh ngón tay. Nhúng miếng gạc vào nước ấm hay nhỏ nước muối sinh lý hoặc thuốc rơ lưỡi để làm ướt gạc.
- Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh: Có nhiều cách để vệ sinh lưỡi cho bé. Phương pháp đơn giản nhất là dùng 1 tay rơ lưỡi trong khi tay còn lại vẫn ôm ấp hoặc vỗ về con. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn.
- Đặt ngón tay lên môi của bé để tách miệng con ra.
- Ngay khi miệng mở, bạn xoay ngón tay vệ sinh 2 bên trong má, lợi và răng một cách nhẹ nhàng, sau đó chà xát nhẹ nhàng trên mặt lưỡi.
- Nên rơ trong khoảng 1-2 phút tránh rơ lâu sẽ khiến lưỡi trẻ bị rát. Thực hiện rơ lưỡi cho trẻ từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để giữ vệ sinh miệng thật sạch cho bé.
- Mẹ không nên rơ lưỡi khi trẻ vừa ăn no, nên rơ lưỡi sau khi bé ăn khoảng 2h để tránh trẻ bị nôn trớ.
- Trong lúc rơ lưỡi, bé có thể khó chịu, la khóc, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng, nhanh tay, đồng thời nên trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái hơn, quên đau.
- Trẻ có thể muốn nôn ọe khi rơ lưỡi khi đó mẹ không nên quá lo lắng mà không nên rơ sâu vào gốc lưỡi vì điều này sẽ khiến trẻ dễ bị nôn, trớ.
- Nếu mẹ thấy việc rơ lưỡi giúp trẻ làm sạch khoang miệng, sạch các khoảng trắng, bẩn bám trên lưỡi mà không gây đau rát hay ảnh hưởng đến lưỡi trẻ thì nên tiếp tục rơ lưỡi cho bé.
- Nếu thấy các mảng trắng, bám trên lưỡi khó đi mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạo ra vì có thể tổn thương khiến lưỡi bị chảy máu gây ra nhiễm trùng. Khi đó mẹ nên cho trẻ đến khám chuyên khoa Nhi tại cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và điều trị cho trẻ vì rất có thể trẻ bị nấm lưỡi, việc rơ không sẽ không khỏi.
Nên rơ lưỡi cho bé ngày mấy lần?
Đối với trẻ chỉ bú mẹ
Khi trẻ vẫn đang bú mẹ hoặc bú sữa mẹ qua bình thì không cần thiết đánh rơ lưỡi hàng ngày. Nguyên nhân là do khi bú, lưỡi bé cọ sát với núm ti nên rất hiếm khi đọng cắn sữa. Tần suất hợp lý cho giai đoạn này là 2 – 3 lần 1 ngày.
Đối với trẻ bú mẹ và ăn thêm sữa ngoài
Với những bé vừa bú mẹ và vừa bổ sung ăn sữa ngoài thì cần rơ lưỡi mỗi ngày mộtt lần. Thêm vào đó, khi nào trẻ ăn sữa xong, mẹ nên cho trẻ uống 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng cho con.
Đối với trẻ chỉ bú ngoài
Do khi bú ngoài, lưỡi trẻ bị đóng cặn dẫn đến hiện tượng tưa lưỡi hay đen lưỡi nên mẹ cần đánh rơ lưỡi 2 lần/ngày sau khi đã tráng miệng bằng 1 – 2 thìa nước ấm.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ vào khoảng thời gian sau ăn sáng 2 tiếng. Nếu rơ lưỡi ngay sau khi ăn sẽ khiến bé gặp hiện tượng nôn trớ, còn nếu rơ trước 2 tiếng sẽ khiến bé bị nôn khan.
Trên đây là một số lưu ý về cách rơ lưỡi cho trẻ và sự nguy hiểm khi rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh. Chúc các mẹ sẽ có những kiến thức chăm con tốt nhất có thể!