Chanh đào ngâm với mật ong là phương pháp điều trị viêm họng hiệu quả của dân gian xưa nay truyền lại. Tuy nhiên, trong quá trình ngâm chanh đào mật ong bị nổi bọt khiến nhiều người cứ ngỡ đã bị hỏng. Thực tế việc nổi bọt vậy có sao không? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Cách ngâm chanh đào với mật ong
- Thái chanh ra thành từng lát mỏng (Khoảng 3 mm). Rải một lớp xuống dưới đáy hũ.
- Cứ 2 lớp chanh rải một lớp đường phèn lên trên. Cứ làm như vậy đến khi gần đầy hũ.
- Đổ mật ong lên trên cho đến khi ngập chanh là được.
- Dùng vỉ nén hỗn hợp xuống hoặc dùng cục đường phèn đè lên.
- Sau tuần đầu tiên, đảo chanh từ dưới lên trên.
- Không nên để chanh nổi lên trên.
- Ngâm chanh khoảng 3 tháng là dùng được.
- Thời gian đầu ăn chanh có thể hơi đắng nhưng càng lâu ăn càng ngon, có vị ô mai.
- Cất ở tủ lạnh dùng dần
Chú ý
- Dùng bình thủy tinh, không dùng bình nhựa. Vệ sinh bình bằng nước đun sôi, để khô trước khi sử dụng.
- Dùng mật ong rừng nguyên chất ở các địa chỉ tin cậy, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Tại sao ngâm chanh đào mật ong bị nổi bọt?
Thời gian đầu khi ngâm chanh đào mật ong sẽ có hiện tượng sủi bọt khí là hiện tượng rất bình thường, sau 1 tháng thì sẽ tự tan. Nếu qua khoảng thời gian này các bọt khí không mất đi mà ngày càng nhiều có nghĩa là sản phẩm của bạn đã bị nhiễm khuẩn và vi sinh vật có hại.
Thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì hớt đi. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe.
Thay vì mùi thơm đặc trưng của chanh và mật ong, chanh đào mật ong đã hư hỏng sẽ có mùi men rượu cùng với vị chua khá gắt.
Nếu bình thường sẽ có màu vàng óng, hoặc màu cánh gián thì khi hỏng có màu sắc sậm hơn rất nhiều, đôi khi sẽ lẫn thêm một vài tạp chất khác.
Bí quyết ngâm chanh đào mật ong để không bị sủi bọt hãy cho thêm 5 – 10 hạt muối trắng sẽ ngon hơn và không sủi bọt.
Chanh đào mật ong có công dụng gì?
Vỏ chanh đào chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng trị ho, viêm họng, cảm cúm, hạ sốt… Ruột chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khản tiếng, khi ngâm với mật ong tăng hiệu quả trị ho hơn. Ngoài ra chanh đào chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc…
Mật ong có gần 200 chất như đường đơn, protein, các vitamin, muối khoáng, men có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn và bổ dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy cách ngâm chanh đào cùng với mật ong là bài thuốc công hiệu chữa các bệnh đường hô hấp.
Sử dụng chanh đào ngâm mật ong thế nào cho đúng cách?
- Không phát huy hiệu quả nhiều ở những trường hợp nặng như người đang có biểu hiện ho, đờm, viêm họng mãn tính.
- Không dùng cho người bị loét dạ dày (Do acid trong chanh có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày).
- Trường hợp bị đi ngoài, sôi bụng thì tránh dùng.
- Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Trẻ 1-2 tuổi cần dùng với lượng nhỏ, từ 2 tuổi mới dùng như bình thường.
Các đối tượng: Cả người lớn và trẻ em, dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Người hay phải nói nhiều
- Giáo viên
- Nhân viên tiếp thị
- Người thuyết trình
- Diễn giả
Người hay bị kích ứng niêm mạc hô hấp do lạnh
- Công nhân mà máy chế biến thực phẩm
- Người phải làm việc ở ngoài trời thường xuyên vào mùa đông
- Người phải di chuyển nhiều trên đường
- Người hay phải đi công tác nhiều nơi với nhiều kiểu thời tiết khác nhau
- Người hay mắc các bệnh về đường hô hấp
- Người dễ bị ho, viêm họng
Cách dùng chanh đào mật ong
- Phần dung dịch: Mỗi buổi sáng dùng từ 1-2 thìa cafe, có thể uống với nước ấm.
- Phần lát chanh: Ăn 1-2 lát chanh mỗi ngày.