Từ xa xưa củ nghệ đã được dân gian sử dụng rộng rãi trong cuộc sống để làm gia vị, để chữa đau dạ dày hay làm đẹp hiệu quả. Ngày nay, thay vì dùng bột nghệ như trước thì người dân đã làm tinh bột nghệ mang lại nhiều tiện ích hơn. Vậy cách làm tinh bột nghệ như thế nào, mời các bạn tham khảo qua bài viết dưới đây:
Các loại nghệ phổ biến hiện nay
Củ nghệ rất quen thuộc với mỗi người dân chúng ta, tuy nhiên có nhiều loại củ nghệ và phân biệt giữa bột nghệ và tinh bột nghệ không phải ai cũng nắm rõ. Các loại củ nghệ phổ biến được bán nhiều trên thị trường hiện nay cơ bản gồm có 3 loại:
Nghệ đỏ: hay còn gọi là nghệ nếp, củ rất giống nghệ vàng, tuy nhiên ruột có màu cam đỏ, giá trị cao hơn nghệ vàng, được trồng nhiều ở một số tỉnh như Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng,…
Nghệ vàng: có ruột màu vàng sáng. Ở Việt Nam, nghệ vàng trồng ở Nghệ An hay gọi là nghệ ta, đây là loại nghệ rất phổ biến
Củ nghệ đen: bên ngoài rất giống củ gừng, ruột màu tím nhạt
Cách làm tinh bột nghệ
Bột nghệ và tinh bột nghệ đều được làm từ các loại nghệ nói trên, tuy nhiên cách làm tinh bột nghệ và bột nghệ là khác nhau, do đó sản phẩm cho ra cũng khác nhau:
- Bột nghệ: Củ nghệ rửa sạch, cắt lát, phơi khô, sau đó mang đi xay,ta được bột nghệ. Bột nghệ giữ được hầu như mùi, vị và màu của củ nghệ. Bột nghệ vì là xay trực tiếp nên thường là không mịn, mùi hắc của nghệ còn nhiều, đặc biệt là bột nghệ vàng và đỏ khi pha vào nước có tinh dầu nghệ màu vàng cam nổi lên trên, và bột nghệ không tan nên khi pha trong nước thấy lợn cợn.
Bột nghệ từ củ nghệ đỏ có màu đỏ cam đậm
Bột nghệ từ củ nghệ vàng có màu vàng đậm
Bột nghệ từ củ nghệ đen có màu xám nâu nhạt
- Tinh bột nghệ: Củ nghệ rửa sạch, cho vào máy xay, thêm nước và xay như xay sinh tố, lọc bỏ bã, lấy dung dịch nước trong tiếp tục lọc cho đến khi loại bỏ hết chất xơ, sau đó lấy dung dịch nước trong thu được, để lắng và thu phần tinh nghệ lắng xuống dưới. Đem phần tinh nghệ sấy khô, lúc này tinh nghệ có dạng cục, đem đi xay ta được tinh bột nghệ. Vì quá trình làm tinh bột nghệ đã loại bỏ chất xơ và dầu nghệ nên tinh nghệ rất mịn, có màu nhạt, ít mùi. Pha với nước thì tan nhanh.
Tinh bột nghệ từ củ nghệ đỏ có màu vàng nhạt, mùi nghệ nhẹ
Tinh bột nghệ từ củ nghệ vàng có màu vàng rất nhạt, mùi nghệ rất nhẹ
Tinh nghệ đen có màu trắng
Một số công dụng tuyệt vời của nghệ
Ngoài việc dùng nghệ để dưỡng da như : mặt nạ bột nghệ mật ong, mặt nạ nghệ sữa ong chúa, rượu nghệ hạ thổ,… Nghệ còn được dùng để uống nhờ có những công dụng tuyệt vời hỗ trợ điều trị các bệnh như:
Nghệ chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học mạnh mẽ
Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất mạnh. Tuy nhiên, hàm lượng curcumin trong củ nghệ không phải là cao, nó chiếm khoảng 3% trọng lượng củ nghệ.
Nghệ làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa của cơ thể
Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Bản thân nó trực tiếp trung hòa các gốc tự do, sau đó kích thích các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, từ đó ngăn chặn mầm bệnh và lão hóa.
Nghệ có thể làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch
Curcumin có thể giúp đảo ngược nhiều bước trong sự hình thành bệnh tim. Nó còn làm giảm tình trạng viêm và oxy hóa mà có vai trò rất quan trọng trong bệnh lý tim mạch.
Nghệ có thể giúp ngăn chặn thậm chí điều trị ung thư
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thấy curcumin là một dược liệu có ích trong điều trị ung thư. Nó có thể ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển và lan truyền ở mức độ phân tử của ung thư.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có thể làm giảm sự hình thành mạch máu, sự lan truyền của ung thư, cũng như việc góp phần vào tiêu diệt tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng curcumin có thể làm giảm sự tăng trưởng tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm và ức chế sự tăng trưởng của khối u ở động vật thử nghiệm.
Cho dù với liều cao curcumin có thể giúp điều trị ung thư ở người, nhưng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Curcumin giúp phòng chống và điều trị bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân đứng hàng đầu của chứng sa sút trí tuệ.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị tốt bệnh Alzheimer. Vì vậy, việc ngăn chặn bệnh biểu hiện lần đầu là vô cùng quan trọng.
Curcumin đã được chứng minh là có thể vượt qua được hàng rào máu-não. Mặt khác, nó là một chất chống lại tình trạng viêm và oxy hóa mạnh, hai tình trạng này có vai trò quan trọng trong bệnh Alzheimer.
Hơn nữa, một đặc điểm quan trọng của bệnh Alzheimer là sự tích tụ của các đám rối protein được gọi là các mảng Amyloid. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng curcumin có thể giúp “dọn sạch” các mảng bám này.
Bệnh nhân viêm khớp đáp ứng rất tốt với việc bổ sung curcumin
Người ta cho rằng curcumin là chất chống viêm mạnh, điều này có nghĩa rằng nó có thể hữu ích trong viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rõ điều này.
Trong một nghiên cứu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, curcumin thậm chí còn hiệu quả hơn các thuốc chống viêm khác.
Nhiều nghiên cứu khác đã xem xét hiệu quả của curcumin trên viêm khớp và ghi nhận sự cải thiện nhiều triệu chứng khác nhau.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng curcumin rất có lợi chống lại trầm cảm
Trong một nghiên cứu kiểm chứng, 60 bệnh nhân được lựa chọn ngẫu nhiên vào 3 nhóm. Một nhóm sử dụng prozac, một nhóm sử dụng 1g curcumin, và nhóm thứ ba sử dụng cả prozac và curcumin.
Sau 6 tuần điều trị, curcumin mang tới sự cải thiện tương tự như prozac. Nhóm sử dụng cả hai prozac và curcumin cho kết quả tốt nhất. Theo nghiên cứu nhỏ này, curcumin có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm.
Trầm cảm còn liên quan tới nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não. Curcunin làm tăng nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não, có khả năng làm đảo ngược một số thay đổi này.
Ngoài ra, cũng có một số bằng chứng cho thấy curcumin làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamin.
Curcumin có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa và chống lại các bệnh lý liên quan tới tuổi
Nếu curcumin thực sự có thể giúp ngăn chặn bệnh lý tim mạch, ung thư và bệnh Alzheimer… thì sau đó điều này sẽ có lợi ích rõ ràng cho tuổi thọ. Vì lý do này, curcumin đã trở lên phổ biến như là một chất bổ sung chống lão hóa.
Người ta cho rằng tình trạng oxy hóa và viêm đóng vai trò quan trọng trong lão hóa, do vậy curcumin có thể có tác dụng trực tiếp chứ không chỉ phòng ngừa bệnh.