Công dụng của sáp ong đối với sức khỏe và làm đẹp

Khi nhắc tới sáp ong có lẽ ai ai cũng biết đến những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa những công dụng của sáp ong mang lại thì người dùng nên tìm hiểu kỹ về sáp ong, các loại sáp ong hiện nay, cách dùng sáp ong như thế nào là đúng cách…Các bạn có thể tham khảo qua một số thông tín hữu ích dưới đây nhé!

Sáp ong là gì?

Sáp ong là một phần của tổ ong. Một tổ ong tự nhiên sẽ có 1 lớp màng ngoài bao quanh tổ, tiếp đến là sáp ong. Sáp ong có dạng khối với nhiều lỗ nhỏ, là sự kết hợp từ nhiều loại thực vật khác nhau do những con ong thu về.

Đối với loài ong, sáp ong đóng vai trò như một hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ tổ của chúng khỏi các loại sinh vật khác từ bên ngoài muốn xâm nhập vào.

Để thu được được 1kg sáp ong, ong mật phải dùng đến khoảng 3kg mật ong và phấn hoa mới tạo ra được. Vì vậy, sáp ong có hàm lượng dinh dưỡng không hề thua kém gì so với mật ong.

Lúc đầu sáp ong không có màu và trong suốt, chỉ khi nó sáp nhập với phấn hoa và keo ong mới chuyển thành màu vàng hoặc nâu như khi bạn mua về sử dụng.

Thực tế, hàm lượng dinh dưỡng có trong sáp ong không thua gì mật ong, chứa nhiều chất dinh dưỡng như: các axit amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E, D, axit phenethyl ester và bioflavonoids.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sáp ong dưới nhiều dạng:

  • Sáp ong rừng nguyên tổ: Đối với ong rừng, chủ yếu là tổ ong ruồi thì người bán thường để nguyên tổ ong bao gồm cả phần bọng mật và phần nhộng để khách hàng có niềm tin hơn. Tuy nhiên, để có thể bảo quản được lâu thì họ thường cắt phần nhộng bỏ riêng, phần sáp chứa mật bỏ riêng để tránh lên men. Giá sáp ong rừng rất cao, tùy thuộc vào mùa ong và từng loại ong rừng khác nhau, dao ddoomngj từ 300.000đ/kg – 500.000đ/kg.
  • Sáp ong nuôi: còn được gọi là “mật ong bánh tổ” hoặc “bánh mật”  hoặc “bánh ong”. Thị trường chủ yếu bán sáp ong nuôi dưới dạng phần sáp chứa mật, được đựng trong hũ và rót thêm mật ong để bảo quản được lâu hơn. Giá sáp ong nuôi khá mềm, khoảng 150.000đ/kg- 200.000đ/kg.
  • Sáp ong nguyên chất đã sơ chế: Là sáp đã được vắt hết mật ong còn lại bã, sau đó được nấu lên và tách bỏ phần cặn, chỉ còn lại phần sáp nguyên chất thu được. Sáp ong đã được chế biến sẽ có thời gian bảo quản khá lâu và thường được điều chế các nguyên liệu tự nhiên khác để chăm sóc sắc đẹp.

cong dung cua sap ong

Công dụng tuyệt vời của sáp ong

Đối với sức khỏe:

  • Giảm cholesterol trong máu
  • Giảm đau hiệu quả
  • Chống viêm loét dạ dày và bệnh tiêu chảy
  • Nâng cao khả năng miễn dịch
  • Điều trị bỏng rát

Đối với sắc đẹp làn da:

  • Làm mềm và dưỡng da, sáp ong bảo vệ da không bị tổn thương trước các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Sáp ong có đặc tính chống thấm nước cùng với nhiều thành phần dưỡng da nên đây là nguyên liệu làm kem chống nắng hiệu quả.

Trong Y học cổ truyền, sáp ong còn được gọi là phong lạp, có vị ngọt, hơi ấm, không độc. Có tác dụng bổ dưỡng, tăng sức khỏe và kích thích tiêu hóa. Sáp ong được dùng để chữa:

  • Trĩ ra máu
  • Mụn nhọt: Làm viên phèn phi nấu với sáp ong để uống
  • Chữa bỏng (làm thuốc dán)
  • Chữa viêm họng, bí tiểu tiện
  • Chữa băng huyết

cach dung sap ong

Cách làm sáp ong nguyên chất

Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, kích thước nồi lớn hay bé tùy thuộc vào khối lượng sáp ong mà bạn cần nấu.

Cho toàn bộ sáp vào nồi, đun khoảng 10-15 phút, sôi tầm 20 phút khi thấy các cục sáp đã tan hết sạch ra, đem quấy đều cho chúng tan ra.

Trong quá trình đun sáp ong thì bạn nên chuẩn bị trước 1 chiếc thùng hoặc 1 chiếc nồi lớn, đặt tấm lọc lưới chịu nhiệt lên trên thùng.

Đem đổ toàn bộ nước sáp đun được trong nồi vào thùng có tấm lọc, đem vắt bỏ bã đi và phần còn lại chính là phần sáp ong và phần chất bẩn.

Để cho việc tách sáp ong với phần cặn bẩn diễn ra nhanh chóng thì bạn có thể sử dụng đổ thêm nước lạnh vào để chúng nhanh kết tủa.

Sáp ong sẽ rất trắng và phần chất bẩn sẽ nằm bên dưới, phần sáp ong sẽ nổi lên bên trên, như vậy là việc tách diển ra khá nhanh.

Sau khi phần sáp ong đã thành hình, đem để cho sáp nguội hẳn rồi tách thành từng bánh sáp ong ra khá đơn giản.

Sau khi đã lấy bánh sáp ra thì đem phơi khô bánh rồi mang cất đi, giữ được khá lâu.

Cách dùng sáp ong và phương pháp bảo quản

Cách dùng sáp ong trong làm đẹp:

  • Kết hợp với dầu dừa: Bạn cho 40g sáp ong và 60g dầu dừa nguyên chất vào một cái chén, để vào nồi đun cách thủy. Sau khi hỗn hợp trên tan hết, tắt lửa chờ nhiệt độ ấm ấm,cho thêm 4 muỗng mật ong nguyên chất vào hỗn hợp này và khuấy đều tay liên tục khoảng từ 15 phút, hỗn hợp sẽ sánh lại. Cuối cùng, đổ hỗn hợp trên vào một chiếc hộp để nguội tự nhiên và đông lại. Bạn sẽ có một sản phẩm dưỡng ẩm da hoặc môi hiệu quả mà an toàn.
  • Kết hợp hoa hồng và sáp ong: Bạn chỉ cần lấy 20g cánh hoa hồng đã rửa sạch nghiền nát với 20g sáp ong. Sau đó, đổ vào một chiếc nồi nhỏ và cho vào 100ml nước nấu lên. Nhớ cho nhẹ lửa để hỗn hợp được hợp chất nhuyễn nhất và lấy được nước nguyên chất. Nước này bạn để nguội và chắt ra, bạn có thể dùng tấm vải mềm nhỏ để lọc chất bã ra sau đó cất vào ngăn mát để dùng dần. Chỉ cần thoa lên da mặt 15 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Những dưỡng chất có trong hợp chất sẽ thẩm thấu cho làn da căng mịn tự nhiên.

Cách dùng sáp ong để chăm sóc sức khỏe:

  • Chữa viêm họng: Dùng khoảng 4g sáp ong khô tán thành bột hòa tan với nước uống chữa viêm họng vô cùng hiệu quả.
  • Trị bỏng ngoài da: Đối với các vết bỏng nhỏ ngoài da, bạn có thể lấy một chút sáp ong bôi nhẹ nhàng lên vùng da bị bỏng giúp làm dịu và vết thương nhanh lành.
  • Trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Do sáp ong lành tính, giàu vitamin A và các thành phần giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nên có thể dùng để bôi lên vùng da hăm tã của trẻ, vừa có tác dụng giảm đau vừa nhanh lành tổn thương.
  • Trị viêm xoang: Lấy khoảng 500g sáp ong ngâm cùng 2 lít rượu nếp trong khoảng 3 tháng, uống mỗi ngày khoảng 10ml đến 20ml có tác dụng trị viêm xoang hiệu quả.
  • Giảm đau nhức xương khớp: Dùng sáp ong ngâm rượu để uống hoặc xoa bóp sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng, đặc biệt là với người cao tuổi.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Sáp ong có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nó chứa nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu nên giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật.
  • Điều trị băng huyết: Phụ nữ sau sinh bị băng huyết có thể dùng khoảng 2 đến 3 thìa nhỏ sáp ong pha với rượu hâm nóng rồi uống
  • Điều trị đau dạ dày, viêm đại tràng: Lấy 15g sáp ong, 15g sơn dược cùng 20g bạch truật nấu với 100ml nước, dùng uống thay nước lọc mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị đau dạ dày và viêm đại tràng.
  • Chữa viêm mũi dị ứng: Dùng sáp ong ngâm rượu như trong điều trị viêm xoang, uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần có thể giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.
  • Chữa mụn nhọt: Uống hỗn hợp sáp ong cùng phèn phi, đồng thời bôi mật ong trộn quế lên vùng có nhọt giúp chữa mụn nhọt dễ dàng, không đau nhức.

Cách bảo quản sáp ong được lâu

Đối với sáp ong tươi, chưa qua xử lí thì rất nhanh hỏng nếu bảo quản không đúng cách, dưới đây là một số cách bảo quản sáp ong tươi thông dụng:

  • Cách 1: Cắt sáp ong thành miếng nhỏ và cho vào hũ, rót đầy mật ong vào.
  • Cách 2: Cắt phần sáp chứa mật ong ra để vắt lấy mật, còn bã sáp đem nấu thành keo rồi cho vào lọ dùng dần.
  • Cách 3: Cắt sáp ong thành miếng nhỏ, cho vào hũ thủy tinh rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
  • Cách 4: Sáp ong ngâm rượu cũng rất tốt cho sức khỏe nếu biết cách dùng đúng liều lượng. Đặc biệt, nên ngâm phần sáp chứa nhộng với rượu sẽ dễ uống hơn, còn phần sáp chứa mật khá ngọt nên ít ai ngâm rượu phần này.

sap ong ngam ruou

Trên đây là một số thông tin hữu ích về sáp ong mà matongdaklak chúng tôi dành cho các bạn tham khảo. Các bạn cần tư vấn hay cần mua sáp ong nguyên tổ đảm bảo chất lượng vui lòng liên hệ đến HOTLINE: 0977.555.485