Có lẽ rất nhiều bạn gặp phải tình huống khi mua chai mật ong về thì phát hiện mật ong bị sủi bọt lên, các bạn sẽ nghĩ có khi nào người ta bán cho mình mật bị hỏng hay mật ong giả. Vậy liệu mật ong bị sủi bọt có dùng được không? Và mật ong bị sủi bọt như vậy có phải mật hỏng hay mật giả không?… Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này nhé!
Các nguyên nhân làm cho mật ong bị sủi bọt:
Sở dĩ mật ong bị sủi bọt là do bên trong mật ong chứa bọt khí ( khí gas), khi được bảo trong chai lọ nếu gặp tác động của ngoại lực sẽ dẫn đến hiện tượng sủi bọt.
Như vậy bọt khí là một thành phần của mật ong do phản ứng hóa học, vật lý tự nhiên gây nên, không phải do quá trình lên men hay bị hỏng.
Bạn không cần lo ngại hiện tượng sủi bọt ở mật ong bởi dưỡng chất bên trong vẫn được bảo toàn, không gây hại cho con người.
Ngoài ra, hiện tượng sủi bọt ở mật ong còn là phương pháp giúp bạn nhận biết được mật ong thật giả, bởi chỉ có mật ong nguyên chất mới tạo ra nhiều bọt khí.
Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng sủi bọt này ?
1. Mật vừa thu hoạch chưa qua xử lí công nghiệp:
Sau khi thu hoạch mật ong chưa qua xử lí công nghiệp thì sẽ còn tồn tại một lượng phấn hoa, nhộng ong và sáp ong bên trong mật, đó là nguyên nhân tạo ra khí gas và gây hiện tượng sủi bọt.
Điều này là hiện tượng tự nhiên nên không gây ảnh hưởng đến chất lượng hay thành phần của mật ong.
Riêng đối với mật ong sau khi qua xử lí công nghiệp thì sẽ không xuất hiện bọt khí nữa vì nó đã lọc sạch phấn hoa, sáp ong, nhộng non,… Và loại mật này còn được cân bằng độ đặc, độ ngọt, có thêm chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng. Những điều này đã làm giảm một lượng dinh dưỡng của mật, không giữ được những tinh chất quý hiếm như ban đầu.
2. Do quá trình vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển sẽ không tránh khỏi rung lắc, xóc , nẩy làm cho các lớp bọt khí được sinh ra và tích tụ ở phía trên chai mật ong. Bởi do trong thành phần của mật ong bao gồm nhiều chất enzym, protein, acid amin tạo độ dính cao và khả năng sản sinh ra bọt khí.
3. Do loại hoa ong lấy mật:
Mỗi loại hoa có những đặc tính khác nhau, thành phần dinh dưỡng khác nhau nên sẽ tạo ra sự khác biệt ở khả năng tạo bọt khí.
Thông thường, mật ong rừng sẽ tạo bọt nhiều hơn mạt ong nuôi do phạm vi hút mạt lớn hơn và đa dạng các loại hoa để lấy mật hơn.
4. Do nhiệt độ cao:
Khi gặp nhiệt độ cao, phấn hoa trong mật sẽ lên men tạo khí gas, và khí gas này gặp môi trường kín, áp suất thay đổi cũng sẽ gây ra hiện tượng sủi bọt.
Cách xử lí để mật ong hết bọt:
Tự để mật ong tan bọt và lắng xuống tại một chỗ cố định.
Cho mật ong vào ngăn mát tủ lạnh một lúc để nhiệt độ của mật ong giảm xuống, sau đó đợi hết bọt rồi lấy ra ngay.
Lưu ý với cách làm này bạn không nên để mật ong trong tủ lạnh quá lâu vì sẽ gây hiện tượng kết tinh ở mật ong, từ đó rất khó lấy để sử dụng.
Cách hạn chế hiện tượng sủi bọt ở mật ong
- Tránh rung lắc mạnh khi vận chuyển quá nhiều.
- Không vặn nắp chai quá chặt để bọt khí thoát ra ngoài.
- Khi rót mật vào chai thì không nên rót quá đầy.
- Thường xuyên mở nắp chai để khí thoát bớt ra.
- Vớt phấn hoa, sáp ong hay nhộng ong trước khi đóng nắp chai.
- Hạn chế đong mật nhiều lần.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ từ 22-27 độ, tránh ánh nắng trực tiếp.
Và để yên tâm về chất lượng mật ong, tránh mua nhầm hàng giả, các bạn có thể mua tại cửa hàng chuyên mật ong uy tín theo địa chỉ dưới đây:
CÔNG TY TNHH TM – DV – PT BẢO LINH
495/14, Kp. 4, P. An Bình, Tp. Biên Hoà, Đồng Nai
Hotline: 0977 555 485 – 0949 339 222
Email: contact@balico.com.vn
Thứ hai – Thứ bảy: 8:00 – 17:00