” Mật ong đóng đường” hay ” mật ong bị kết tinh” đang là chủ đề rất được nhiều người quan tâm hiện nay.Thậm chí không riêng gì người mua hàng, mà ngay cả chính những người bán hàng cũng chưa hiểu rõ mật ong đóng đường là mật ong tốt hay mật ong kém chất lượng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng mật đóng đường, cách xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho các bạn:
Mật ong nguyên chất là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân làm cho mật ong bị đóng đường, chúng ta cần hiểu mật ong nguyên chất là gì:
- Mật ong nguyên chất chính là loại mật ong thô, được lấy trực tiếp từ các tổ ong và chưa qua xử lý công nghiệp. Mật ong nguyên chất không bị pha trộn bất kỳ loại phụ gia, hóa chất nào, không chứa chất bảo quản,…
- Mật ong nguyên chất còn giữ đầy đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất của mật ong, để vào ngăn đá tủ lạnh sau 7h trở đi không hề bị đông cứng mà trở nên cô đặc, dẻo như mạch nha.
Tại sao mật ong đóng đường ( mật ong kết tinh)
Năm 2021 là năm thời tiết khá lạnh, nhiệt độ ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc dao động từ 6 – 18 độ C, do đó hiện tượng các chai mật ong bị đóng đường khá nhiều, kể cả mật ong rừng khiến người tiêu dùng hoang mang, nghĩ là đã mua nhầm mật ong giả. Nhưng thực tế, mật ong nguyên chất sẽ có các trạng thái biến đổi theo nhiệt độ môi trường như sau:
- Nhiệt độ dưới 10 độ C thì mật ong đặc sánh, dẻo quẹo.
- Từ 10 – 18 độ C thì mật ong sẽ bị kết tinh thành dạng hạt mịn hoặc hạt thô.
- Từ 20 độ C trở lên mật ong hoàn toàn bình thường.
Vì sao khi nhiệt độ 10 – 18 độ C mật ong đóng đường?
Mật ong là hỗn hợp đường glucose và fructose và một số thành phần khác, nếu bảo quản mật ong ở nhiệt độ dưới 20 độ C thì dung dịch đường này sẽ xuất hiện các hạt kết tinh ở đáy chai. Đó thực chất là quá trình đường glucosze trong mật ong bị tách nước và tạo thành dạng tinh thể. Vì vậy loại mật ong nào chứa hàm lượng glucoze càng cao thì càng dễ kết tinh.
Ngoài ra, mật ong thô ( chưa qua xử lý công nghiệp) thường có lẫn ít phấn hoa, sáp ong cũng có tác dụng kích thích mật kết tinh nhanh hơn.
Mật ong càng đặc thì càng dễ bị kết tinh, mật ong càng loãng thì càng ít kết tinh hơn và có thể không kết tinh.
Những loại mật ong nào không bị kết tinh
Một số loại mật ong có hàm lượng đường glucoze thấp và hàm lượng fructose cao thì rất khó kết tinh hoặc không kết tinh. Thực tế, mật ong kết tinh hay không kết tinh cũng dựa vào một phần về loài hoa mà ong lấy phấn:
- Mật ong hoa nhãn, mật ong hoa vải, mật ong tràm rất khó kết tinh.
- Mật ong hoa cà phê, mật ong cao su, mật ong hoa bạc hà…rất dễ bị kết tinh
Mật ong đã được xử lý công nghiệp bằng thiết bị hạ thủy, đã được tách nước và phá bỏ kết tinh, loại bỏ các tạp chất ( phấn hoa, sáp…) nên sẽ không bị kết tinh, không bị lên men dù để lâu.
Cách xử lý khi mật ong kết tinh
Bạn chỉ cần ngâm chai mật ong bị kết tinh vào chậu nước ấm 70 – 80 độ C trong 30 – 40 phút thì các tinh thể sẽ tan ra thành dạng lỏng như ban đầu. nếu mật chỉ bị kết tinh ở phần đáy chai thì chỉ ngâm nước tới phần chai đã kết tinh. Nếu mật bị kết tinh nguyên chai thì đặt chai nằm ngang ngâm trong chậu nước ấm.
Tuyệt đối không đun nóng mật ong trên bếp hoặc cho mật vào lò vi sóng vì nhiệt độ quá cao sẽ làm mất đi nhiều vitamin và khoáng chất của mật, đồng thời cũng làm mất đi hương vị của mật ong.
Tốt nhất khi ngâm mật ong trong nước nóng nên chiết mật ong trong chai thủy tinh để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
Qua một số thông tin trên mong rằng các bạn đừng vội kết luận mật ong kết tinh hay mật ong bị đóng đường là mật giả, mật kém chất lượng mà trách nhầm người bán. Các bạn hãy yên tâm sử dụng và bảo quản mật ong một cách hợp lý nhé!
Hoặc các bạn còn vấn đề về mật ong cần được tư vấn thì có liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Số 14 Lô A5, KDC An Bình, P. An Bình, Tp. Biên Hoà, Đồng Nai
0949 339 222 – 0977 555 485